DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI CHO TẤT CẢ DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI CHO TẤT CẢ DOANH NGHIỆP
Hotline: 0919.338.440 - 0905.583.661

27 tháng 9, 2010

Tàu hoả Việt Nam trên báo Mỹ

Nếu bạn muốn thưởng thức đường bờ biển kỳ vĩ và gặp gỡ những con người Việt Nam giản dị, tàu hỏa Thống Nhất là một cách du lịch lý tưởng.
Phóng viên tờ Los Angeles Times tại TP HCM chia sẻ những trải nghiệm thú vị trong hành trình từ bắc vào nam trên tàu hỏa Thống Nhất của Việt Nam, trong chuyến nghỉ hè vừa qua.
Tàu Thống Nhất. Ảnh: LA Times.
"Ra lấy cơm đi", giọng đặc và có vẻ cáu gắt của một người đàn ông cất lên. Anh ta là nhân viên phục vụ trong ngành đường sắt Việt Nam. Anh mặc một chiếc tạp dề màu xanh nhạt khoác qua chiếc áo sơ mi màu xanh, và đẩy chiếc xe bằng kim loại màu bạc chở các hộp cơm, trong đó có cơm trắng, giá xào, nem. Đằng sau anh, một phụ nữ mảnh khảnh đẩy một chiếc xe tương tự chất đầy lon bia 333, thịt bò khô, bim bim và chai nước. Bên ngoài cửa sổ, những ngọn núi thấp thoáng xa xa khi tàu hỏa lăn bánh qua các cánh đồng lúa, ao vườn và những ngôi làng nhỏ bé.
Tôi và hai người bạn đang đi trên chuyến tàu Thống Nhất bắc nam, men theo đường bờ biển dài tuyệt đẹp nối liền Hà Nội ở miền bắc và TP HCM ở phía nam, trong quãng đường dài 1.725 km.
Chúng tôi làm việc cho một cơ quan truyền thông và quyết định dành một tuần để khám phá đất nước mà chúng tôi tạm gọi là nhà. Đi bằng máy bay thì quá đắt mà đi xe khách thì quá đông.
Chúng tôi muốn di chuyển theo cách của người Việt Nam, vì vậy chúng tôi đến mua vé tại Ga Hà Nội. Chúng tôi đề nghị mua vé giường nằm tới Nha Trang, một bãi biển nổi tiếng cách Hà Nội khoảng 1.200 km.
Nhưng không may là đang vào mùa du lịch nên mọi giường nằm đều hết chỗ, chúng tôi đành phải chọn ghế ngồi mềm trong khoang có điều hòa. (Một lời khuyên cho bạn: hãy đặt chỗ giường nằm ít nhất 48 giờ trước khi bạn định đi bằng tàu hỏa ở Việt Nam. Chúng tôi đặt trước một ngày mà vẫn hết vé. Bạn có thể mua vé trước tại ga, hoặc các khách sạn đều sẵn sàng đặt vé cho bạn với một ít hoa hồng). Vé của chúng tôi có giá là 37 USD.
Trước đó, chúng tôi đã lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Chúng tôi quyết định tới Nha Trang, một điểm tham quan du lịch phổ biến ở Việt Nam, sau đó sẽ vào tiếp TP HCM.
Chúng tôi khởi hành vào buổi chiều hôm sau trên chuyến tàu SE5 (tàu vào nam có số lẻ, tàu ra bắc có số chẵn). Chúng tôi nhanh chóng được dạo qua các khu rừng, các thị trấn nhỏ với những ngôi nhà lợp ngói, những quán nước vỉa hè, các quầy bán thẻ điện thoại VinaPhone. Đến tối, chúng tôi vào tới Vinh, thành phố lớn đầu tiên trong hành trình và là nơi đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy các hồ nước màu ngọc lam, các vách núi phủ đầy rong rêu kéo dài suốt hành trình còn lại.
Điều không may là chúng tôi đi men theo đường bờ biển vào suốt đêm nên chỉ có thể nhìn thấy màn nước bàng bạc và cảnh vật xung quanh qua ánh trăng. Nếu ai muốn thưởng thức đường bờ biển ngoạn mục và các vách núi cheo leo vào ban ngày thì hãy đi chuyến SE3, khởi hành tại Hà Nội vào lúc 11 giờ tối, và sẽ tới vùng biển miền trung ấn tượng vào lúc 7 giờ sáng.
Đến đêm hôm đó, chúng tôi đã đi qua ranh giới giữa bắc và nam và tiến vào Huế, một thành đô cổ kính còn nguyên vẹn những lăng tẩm của các vua chúa thời xưa.
Khoang của chúng tôi gồm các gia đình đi nghỉ hoặc đi thăm họ hàng. Họ mặc những chiếc áo phông in tiếng Anh bị lỗi và ăn mỳ tôm trong khi dán mắt vào màn hình tivi, trong đó phát chương trình MythBusters của kênh Discovery có phụ đề, và những đoạn video hài hước giống America's Funniest Home Videos.
Khi tàu đi qua các vách núi đá vôi, chúng tôi cố gắng trò chuyện với nhóm người xung quanh - một gia đình từ ngoại thành Hà Nội vào Nha Trang để nghỉ mát.
Do chúng tôi là người phương tây duy nhất trên khoang tàu, nên ai cũng chú ý và thậm chí họ còn mời một số món ăn. Đầu tiên chúng tôi ăn bim bim (không phải sở thích của tôi), sau đó một thứ quả gọi là ổi, cùng với một bà mẹ Việt Nam, cậu con trai mới lớn, hai cô con gái, và một bé trai nghịch ngợm thường xuyên cù tôi và cười sằng sặc.
Tôi trao đổi với họ bằng thứ tiếng Việt Nam nghèo nàn của mình và cho thằng bé tinh nghịch một chiếc mũ lưỡi trai (khiến cả đám đông hứng thú). Chúng tôi cũng gấp máy bay bằng tờ giấy có in đồng đô la khiến mọi người nhốn nháo vồ lấy và nhận ra đó chỉ là tờ giấy.
Chúng tôi nhanh chóng trở thành ngôi sao trong toa, thực tế là gia đình đó mời chúng tôi đến ăn tối ở Nhà Trang và gợi ý rằng nên lấy con gái họ. Kết quả là chúng tôi trao đổi email và tặng nhau mấy đồng xu để làm tin.
Nếu ai đó thích sự tiện nghi, thoải mái thì đi tàu hỏa Việt Nam trong bất cứ quãng đường nào là cũng không nên. Nhưng nếu muốn tìm hiểu Việt Nam qua con người và được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mê hồn và trải nghiệm nền văn hóa phong phú của họ, thì tàu Thống Nhất là một cách tuyệt vời để du hành.
Tàu đi khá chậm so với các loại tàu hỏa khác trên thế giới, với vận tốc trung bình khoảng 48 km/giờ, có nghĩa đi từ Hà Nội vào TP HCM mất khoảng 34 giờ, chưa kể trễ tàu. Và mặc dù ghế ngồi cũng thoải mái như trong máy báy Mỹ, nhưng nó không hề có một chút nào gọi là sang trọng. Đồ ăn trên tàu hoàn toàn địa phương. Nếu bạn (và cái bụng của bạn) có thể xơi gà rán, cháo hoặc các món ăn Việt Nam khác trên tàu, thì hãy đưa vé ra. Còn nếu không dám, có rất nhiều loại đồ ăn vặt trên khoang ăn và tại các ga đỗ, thường là cứ sau hai giờ.
Chỗ tốt nhất trên tàu Thống Nhất vào TP HCM là khoang giường mềm 4 chỗ có điều hòa, với giá từ 70 đến 75 USD. Giường cứng thì có giá 55 USD. Tuy nhiên, không có vé kết hợp như ở châu Âu. Nếu bạn muốn dừng lại và xuống, bạn cần phải mua vé mới để có thể lên tàu trở lại.
Những điểm dừng quan trọng trên hành trình bao gồm Vinh; Huế; Đà Nẵng - thành phố lớn thứ ba Việt Nam, một trung tâm thương mại ngày càng phát triển và là nơi xuất phát tới thành phố cổ Hội An; Nha Trang - thành phố biển lớn nhất Việt Nam, điểm đến hấp dẫn của các trò khám phá hang động và lặn.
Nói chung đi tàu hỏa Thống Nhất không phải là đưa chân vào một chuyến tham quan du lịch kiểu nhồi nhét. Với con tàu, bạn được đi vòng theo đường bờ biển quanh co, chiêm ngưỡng cảnh vật đa dạng đầy màu sắc và gặp gỡ những con người thân thiện.
Song Minh (theo LA Times)

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

GÓC CỰU SINH VIÊN