Gửi NCKT6QN - DHKT8QN
Câu
1:
1. Chi phí phát sinh trong kỳ sản
xuất đã tập hợp được các khoản mục sau: Chi phí NVLTT thực tế phát sinh:
500trđ; Chi phí NCTT thực tế phát sinh: 450 trđ; Chi phí SXC ước tính phân bổ:
400 trđ (trong đó: Biến phí SXC là 350 trđ, định phí SXC 50 trđ). Chi phí SXC
thực tế phát sinh là: 380.000.000 đ (trong đó: Biến phí SXC là 320.000.000 đ,
định phí SXC là 60.000.000đ). Tính tổng giá thành sản theo chi phí thực tế kết
hợp với chi phí ước tính. Yêu cầu: Kế toán chi phí sản xuất, ước tính chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí
ước tính, xử lý chênh lệch và tính tổng giá thành sản phẩm trên sơ đồ chữ T.
2. Có thông tin về sản phẩm B của Công ty Sao Tháng Năm như
sau:
-
Định mức
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 11 kg/sp với giá 5.000 đ/kg. Định mức chi phí nhân công trực tiếp: 2 giờ/sp với
giá 85.000 đ/giờ
-
Lượng
NVL thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ là 72.000 kg, Lượng giờ công thực tế
15.000 giờ công. Giá thực tế NVL là 5.300 đ/Kg, Giá thực tế giờ công là 90.000 đ/giờ.
-
Công ty
trong tháng sản xuất được 6.000 sản phẩm B.
Yêu cầu:
a.
Xác định
tổng biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b.
Xác định
tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp
3)
Doanh nghiệp A có tài
liệu về chi phí bảo trì máy móc thiết bị trong 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Tháng
|
Số giờ lao động
trực tiếp
|
Chi phí bảo trì
(1.000 đ)
|
1
|
17.000
|
55.000
|
2
|
16.000
|
52.000
|
3
|
14.500
|
48.000
|
4
|
9.000
|
39.500
|
5
|
14.000
|
47.000
|
6
|
26.000
|
62.000
|
Yêu cầu: Sử
dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để ước tính chi phí bảo trì của doanh
nghiệp trong tháng 7 có mức hoạt động là 25.500 giờ.
Câu 2: Công ty A hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh
nghiệp A có một phân xưởng sản xuất chính sản phẩm X, Y và 2 bộ phận phục vụ là
bộ phận Điện và bộ phận Sửa chữa. Trong tháng 6/2014 có tài liệu như sau:
I. Chi
phí sản xuất dở dang đầu kỳ của phân xưởng sản xuất chính:
Khoản mục chi phí
|
Số tiền
|
CP NVLTT
|
3,000,000
|
CP NCTT
|
2,000,000
|
CP SXC
|
1,000,000
|
Tổng cộng
|
6,000,000
|
II. Chi
phí phát sinh trong kỳ của bộ phận sản xuất chính:
Chỉ tiêu
|
Trực tiếp sản xuất
sản phẩm
|
Phục vụ và quản lý
sản xuất
|
Chi phí NVL chính
|
90,000,000
|
|
Chi phí NVL phụ
|
8,000,000
|
5,000,000
|
Chi phí nhiên liệu
|
1,000,000
|
|
Chi phí công cụ
|
1,200,000
|
|
Chi phí điện mua ngoài
|
2,000,000
|
|
Tiền lương phải trả
|
50,000,000
|
7,000,000
|
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
|
24%
|
24%
|
Chi phí khấu hao TSCĐ
|
5,000,000
|
4,000,000
|
Phân bổ chi phí trả trước
|
700,000
|
|
Chi phí bằng tiền mặt
|
900,000
|
|
Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
|
0
|
III.
Kết quả sản xuất:
-
Kết quả sản xuất
|
Số lượng
|
Hệ số và tỷ lệ hoàn
thành
|
Số lượng SP X hoàn thành
|
700
|
1
|
Số lượng SP Y hoàn thành
|
200
|
1.2
|
SP X dở dang cuối tháng
|
50
|
80%
|
SP Y dở dang cuối tháng
|
20
|
90%
|
Nguyên vật liệu kỳ trước để tại phân xưởng
|
1,200,000
|
|
Nguyên vật liệu kỳ này thừa để tại phân xưởng
|
600,000
|
-
Sản phẩm
dở dang cuối kỳ đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương.
- Cuối kỳ
tạo ra 60 sản phẩm phụ, lợi nhuận ước tính 20% trên giá vốn biết giá bán
120.000 đ/sp phụ. Biết các khoản mục NVLTT, NCTT, SXC chiểm tỷ trọng tương ứng
là 80%, 10%, 10%.
-
Kết quả
sản xuất trong kỳ đạt ở mức bình thường.
Yêu cầu: Thực hiện theo trình tự các bước của bài toán tính giá
thành (Lưu ý: Số liệu tính toán được phải phản ánh chữ T vào các Tài khoản liên
quan TK621, 622, 627, 154; phải lập bảng tính giá thành)