DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI CHO TẤT CẢ DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI CHO TẤT CẢ DOANH NGHIỆP
Hotline: 0919.338.440 - 0905.583.661

6 tháng 6, 2016

KHÁC NHAU GIỮA KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN

Thân gửi bạn đọc quan tâm!

SAOTHANGNAM CO.,LTD thông tin đến Quý bạn đọc quan tâm và phân biệt về Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn như sau:
- Căn cứ Luật công đoàn năm 2012
- Căn cứ Nghị định 91/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013
- Căn cứ vào Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2014
- Công văn hướng dẫn của Tổng liên đoàn lao động số 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 về việc hướng dẫn đóng đoàn phí công đoàn.

Quy định các nội dung quan trọng và chủ yếu sau:

1. Đối tượng đóng:
1.1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn:
- Tất cả các tổ chức được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật hợp tác xã
- Tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập. 
1.2. Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn:
- Là đoàn viên của các tổ chức nêu ở phần 1.1 ở trên.

2. Mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn:
- Mức đóng kinh phí công đoàn: 2% trên Quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của tổ chức (Dựa vào lương đóng BHXH của người lao động). Phần này được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
- Mức đóng đoàn phí công đoàn: 1% trên Quỹ lương đóng BHXH của tổ chức. Phần này được trừ vào lương của người lao động, thể hiện trên cột trừ vào lương trên bảng lương. Đoàn phí công đoàn được trừ hàng tháng.

3. Quản lý tiền đoàn phí:
- Tiền đoàn phí phải được phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán của đơn vị
- Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Thanks;
Ths. Huỳnh Minh Đại/ 0919.338.440

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

GÓC CỰU SINH VIÊN